Tuesday, July 23, 2019

Chiếc xe ô tô đầu tiên chạy trên Mặt Trăng có gì đặc biệt, khác với “siêu xe” hiện nay?

Việc con người đặt chân lên mặt trăng là điều vô cùng kỳ diệu. Và cũng kỳ diệu không kém là sự xuất hiện của Lunar Roving Vehicle, hay LRV, chiếc xe bốn bánh đầu tiên chạy trên Mặt Trăng. Chiếc LRV đầu tiên lên Mặt Trăng là vào năm 1971. Nó phải cực kỳ đặc biệt mới có thể chạy trên bề mặt của Mặt Trăng.

Lunar Roving Vehicle, hay LRV, chiếc xe bốn bánh đầu tiên chạy trên mặt Trăng

Ngày 20/7/1969, vào lúc 20:17:40 giờ quốc tế UTC, Apollo Lunar Module với tên gọi là Eagle đáp xuống bề mặt của mặt trăng. Bên trong, các phi hành gia Neil Armstrong và Edwin "Buzz" Aldrin chuẩn bị khám phá cái mà Aldrin sau này gọi là "sự hoang vắng tráng lệ" của Mặt trăng. Chính xác là 50 năm đã trôi qua kể từ buổi tối lịch sử đó, và mặc dù chúng ta vẫn chưa trở lại Mặt trăng kể từ khi tàu Apollo 17 khởi hành vào cuối năm 1972, các nghiên cứu về không gian vẫn chưa bao giờ hết nóng tại Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Việc con người đặt chân lên mặt trăng là điều vô cùng kỳ diệu. Và cũng kỳ diệu không kém là sự xuất hiện của Lunar Roving Vehicle, hay LRV, chiếc xe bốn bánh (xe ô tô) đã mang lại cho các phi hành gia khả năng to lớn để khám phá bề mặt của Mặt trăng, vượt xa các địa điểm hạ cánh của Apollo. Chiếc LRV đầu tiên gia nhập phi hành đoàn Apollo 15 vào năm 1971, và lần thứ hai chiếc xe ô tô này vào vũ trụ là cùng phi hành đoàn Apollo 16 và nhiệm vụ mặt trăng cuối cùng của LVR là với Apollo 17. Những chiếc xe ô tô đầu tiên đi vào không gian như thế nào?
Cũng 4 bánh, nhưng hoàn toàn không có thân xe, không có nội thất
LRV về mặt kỹ thuật là một chiếc xe ô tô, nó có bốn bánh và hai chỗ ngồi. Phần chắn bùn trên các bánh xe giúp bụi không bay tứ tung khắp nơi, hệ thống treo kết hợp hai cần xoay chữ A, do đó, về tổng thể nó khá giống xe hơi. Mặt khác, nó cũng rất khác với một chiếc xe hơi, ít nhất là xe hơi ngày nay. Nó có khung nhôm lộ ra và hoàn toàn không có thân xe. Nó cũng không có nội thất hoặc thậm chí hệ thống điều khiển truyền thống như bàn đạp và vô lăng. Một đòn bẩy hình chữ T đơn giản để một trong hai phi hành gia sử dụng kiểm soát chuyển hướng, tăng tốc và phanh.
Nó có bốn bánh xe, nhưng thay vì sử dụng lốp cao su đặc, nó dùng lốp lưới kim loại được phát triển bằng dây nhôm. Các khối titan nhỏ được sắp xếp theo hình chữ V đóng vai trò là rãnh, và nó hoạt động cực kỳ tốt trên bề mặt giống như bột rất mịn của Mặt trăng. Các phi hành gia vẫn an toàn trong LRV nhờ “dây an toàn” đai Velcro.



Lốp xe

Một mã lực
Để LRV có thể đi qua môi trường cực kỳ khó khăn trên bề mặt Mặt trăng, bốn động cơ điện DC được lắp đặt ở mỗi bánh xe. Quả thật, LRV là một chiếc xe điện (EV) bốn bánh không giống như nhiều siêu xe điện hiện đại, nhưng không mạnh bằng. Mỗi động cơ sản sinh công suất tương đương chỉ 0,25 mã lực. Sức mạnh đó được truyền tới các bánh xe thông qua hộp số cycloidal với tỷ lệ 80:1, cho phép người lái đạt tốc độ tối đa khoảng 8 dặm/giờ (14 km/h).
Không giống như EV hiện đại, LRV không thể sạc lại. Điện được cung cấp thông qua hai pin bạc kẽm nặng tổng cộng 119 pound (54 kg). Tổng sản lượng là 8,7 kWh, và phạm vi của LRV chỉ là 56 dặm (90 km). Một thông tin thú vị khác về các bánh xe chạy bằng điện là cả bốn đều có thể quay, tạo cho LRV bán kính quay vòng chỉ 9,8 feet (3 mét).



Lunar Roving Vehicle, chân dung chiếc xe ô tô đầu tiên lên mặt Trăng

Cực kỳ nhỏ gọn
Tàu không gian vũ trụ Apollo không có nhiều không gian nên về mặt thiết kế, LRV phải thật nhỏ. LRV có chiều dài hơn 10 feet (3 mét), nặng 463 lbs (210 kg). Tuy nhiên, nó được chế tạo rất khó khăn - nó có thể chở một trọng lượng đáng kinh ngạc 1.080 lbs (490 kg), cao hơn gấp đôi trọng lượng của chính nó. Hơn nữa, nó được thiết kế để mang lên mình khối lượng đó trong chặng đường 56 dặm, NASA hạn chế LRV chỉ chạy cách xa Lunar Module 4,7 dặm (7,6 km). Trong trường hợp hỏng hóc, đó là khoảng cách tối đa các phi hành gia có thể đi bộ để trở về căn cứ.
Các phi hành gia tự lái chiếc xe này, nhưng nó được trang bị một bộ điều hướng và một máy tính bên trong,luôn nhận và chuyển tiếp vị trí của Lunar Module và chỉ đúng hướng. LVR đã được sử dụng trong ba nhiệm vụ lên Mặt trăng của Apollo và chưa bao giờ thất bại trong việc giúp các phi hành gia trở lại an toàn. Có một số khoảnh khắc đáng lo ngại; bụi mặt trăng sẽ cản trở bộ tản nhiệt làm mát pin và hai tấm chắn bùn bị vỡ trong khi di chuyển trên bề mặt, vì thế phải sửa chữa ngay tại chỗ.
Giá mỗi chiếc Rover là 66,2 triệu USD
Theo Motor1, Boeing và General Motors là đối tác chung phát triển LRV cho NASA. Năm 1969, toàn bộ dòng xe LRV có giá 38 triệu USD, tương đương trị giá khoảng 265 triệu USD vào năm 2019 này. Bốn chiếc LRV đã được sản xuất, ba trong số đó đã đi đến mặt trăng và vẫn còn ở đó, sau khi lái tổng cộng 57 dặm (91,7 km).




Giá mỗi chiếc Rover là 66,2 triệu USD

Nguồn:24h.com.vn

SHARE THIS

0 comments: