Sunday, July 25, 2021

Cách backup (sao lưu) và khôi phục dữ liệu website thủ công

 Sao lưu dữ liệu trang web là một hành động mà SEOer hoặc webmaster phải làm thường xuyên. Để đảm bảo trường hợp xấu nhất xảy ra khi web gặp sự cố về vấn đề dữ liệu. Khi đó bạn vẫn có bản sao lưu để khôi phục lại trang web của mình.


“An toàn là bạn, tai nạn là thù”, trong thời buổi công nghệ thông tin đang phát triển như hiện nay thì không có gì là an toàn tuyệt đối.

Hãy thường xuyên backup(sao lưu) dữ liệu trang web để bảm bảo trang web của bạn luôn an toàn và có bảo hiểm khi gặp sự cố.

Nếu bạn chưa biết cách sao lưu dữ liệu trang web hãy làm theo hướng dẫn dưới đây của tôi nhé!

Cách backup dữ liệu WordPress thủ công trên hosting

Do hầu hết hosting mọi người sử dụng Cpanel vì vậy mình sẽ tập trung vào host có Cpanel nhiều hơn. Nếu bạn có máy chủ VPS riêng hãy tham khảo ở bài tiếp theo.

Backup mã nguồn

Mỗi nhà cung cấp hosting sẽ có giao diện khác nhau, tuy nhiên khi truy cập vào Cpanel đều có giao diện như sau:



Giao diện quản lý Cpanel

Tiếp đến bạn bấm vào File manager mình đã khoanh màu đỏ ở phía trên.

Sẽ có một giao diện quản lý các file hiển thị như sau:



Giao diện quản lý file trong Cpanel

Tiếp đến bạn ấn nút Select All để chọn tất cả và chọn Compress để nén dữ liệu.



Bấm chọn tất cả và nén dữ liệu

Rồi chọn loại tập tin nén dữ liệu (nên chọn Zip hoặc Gzip), đặt tên cho tập tin nén được tạo ra và ấn nút Compress File(s) để nén toàn bộ mã nguồn lại.



Chọn dạng nén dũ liệu và đặt tên file nén

Quá trình nén bạn chờ vài phút sẽ xong, nếu dữ liệu của bạn lớn có thể sẽ lâu hơn tùy vào dung lượng file cần phải nén.

Sau khi nén xong sẽ có 1 thông báo nén thành công hiển thị:



Thông báo nén dữ liệu thành công

Sau khi bạn tải file nén về nhớ xóa file nén trên host đi để giải phóng bộ nhớ. Tiết kiệm được không gian lưu trữ và tốc độ xử lý của máy chủ.

Backup database

Để backup phần này bạn truy cần vào mục  phpMyAdmin trên host. Vẫn từ giao diện Cpanel, ban kéo xuống 1 chút là thấy, nó nằm ở đây:



Mục database

Sau đó chọn database của website bạn cần backup:



Chọn cơ sở dữ liệu cần backup

Chọn Export trên thanh công cụ.



Export toàn bộ file trong cơ sở dữ liệu

Để thiết lập như mặc định và ấn nút Go để nó bắt đầu tải về máy file .sql chứa database của website bạn.



Thiết lập tải dữ liệu

Như vậy là bạn đã hoàn tất quá trình backup dữ liệu. Bây giờ bạn hãy lưu file nén chứa mã nguồn của website và file .sql chứa database của website vào một nơi an toàn để lưu giữ nó.

Bạn đừng quên là việc này hàng tuần hoặc hàng tháng nếu dữ liệu trang web lớn và cập nhật nhiều.

Nếu bạn cần khôi phục lại dữ liệu từ các file backup này, hãy xem ngay hướng dẫn tiêp theo.

Cách restore (hồi phục) dữ liệu trang web thủ công

Trong phần trên mình đã hướng dẫn các bạn sao lưu dữ liệu trang web rồi. Trong phần tiếp theo này mình sẽ hướng dẫn các bạn khôi phục dữ liệu từ những tập tin bạn đã sao lưu về máy. Nào chúng ta tiếp tục với công việc quen thuộc của dân SEO thôi!

Bước 1. Phục hồi mã nguồn

Để hồi phục dữ liệu khá đơn giản, bạn chỉ cần vào trình quản lý dữ liệu trong Cpanel sau đó tải file dữ liệu lên.



Truy cập vào trình quản lý dữ liệu

Tiếp đến bấm vào up load để tải file lên.



Bấm up load để tải file lên

Sau đó bạn bấm vào extract để giải nén.

Giải nén xong bạn đã có các thư mục và tập tin mã nguồn của website trên host rồi.



File sau khi giải nén

Ok, bây giờ bạn hãy mở tập tin wp-config.php ra và sửa các đoạn sau đây thành thông tin database mới của bạn rồi lưu lại.



Sửa lại thông tin đăng nhập rồi lưu lại

Bước 2. Khôi phục database (dữ liệu)

Để khôi phục dữ liệu, bạn hãy truy cập vào phpMyAdmin trên host.



Trình quản lý phpMyAdmin trên host

Sau đó bạn chọn database cần khôi phục (đối với host chứa nhiều domain).



Chọn tài khoản cần khôi phục dữ liệu

Và chọn Import trên thanh công cụ.



Bấm nhập để nhập dữ liệu vào

Rồi upload tập tin .sql chứa database của website bạn lên và ấn Go, các thiết lập khác giữ nguyên.



Tải tập tin có đuôi sql lên

Sau đó nó báo thành công là đã tải lên được rồi.

Và đây là đoạn thiết lập tiền tố database trong file wp-config.php, hai cái này phải trùng nhau thì website mới chạy được.

Bước 3. Cập nhật permalink

Sau khi khôi phục lại dữ liệu xong, bạn cần phải flush permalink trong website bằng cách vào Settings -> Permalinks và ấn nút Save Changes là được.

Hoàn tất rồi đó, bây giờ hãy kiểm tra xem website của bạn đã hoạt động tốt chưa nhé.

Theo: gadvn.com


SHARE THIS

0 comments: