Người Việt ta giờ đây có một thói quen đó là vừa ăn, vừa uống. Trẻ thì uống nước lọc, lớn chút thì uống nước ngọt, có tý tuổi thì tìm đến rượu bia để tiêu sầu. Đây là một thói quen rất tệ hại, xét về lâu dài nó có thể làm thui chột nhiều thế hệ về sau. Vì sao vậy?
Thức ăn khi vào đến dạ dày cần có 2 yếu tố để hỗ trợ việc tiêu hóa:
+ 1 là nước bọt. Nước bọt chỉ có khi chúng ta nhai thật kỹ đồ ăn. Nhưng giờ thì tệ lắm, người ta ăn cái gì cũng vội vàng, ngấu nghiến, vừa ăn vừa nghĩ đến đủ thứ đang thúc giục họ phải đạt được ngoài kia. Thế là họ ăn như Bát Giới ăn Nhân sâm vậy! Và khi thấy khó nuốt thì họ tìm đến với đồ uống.
+ 2 là dịch vị dạ dày. Khi đồ uống được chiêu vào trong lúc ăn, chúng sẽ pha loãng dịch vị dạ dày.
Kết quả là, chẳng có cách nào để dạ dày thẩm thấu được dưỡng chất từ cái mớ thức ăn vừa không được nhai nhuyễn, vừa không được thấm ướt bởi nước bọt, vừa ở trong một môi trường dịch vị tiêu hóa đã bị pha loãng. Thế là người ta ăn rất nhiều nhưng hấp thụ chẳng được bao nhiêu.
Hơn nữa, thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ trở thành đống rác tồn lưu trong ruột non, ruột già. Rác thì phải phân hủy, mà phân hủy thì sẽ trở nên sình thối và sinh ra đầy độc tố. Chỗ độc tố này sẽ vượt qua thành ruột, thẩm thấu ngược vào mạch máu đi tới tất cả các tế bào khắp cơ thể. Trong đó gan và thận sẽ là hai cơ quan hứng chịu hậu quả đầu tiên.
Kết quả là, chúng ta có một cơ thể đầy chất độc: Máu độc, thịt độc, xương cốt độc, tế bào khắp cơ thể bị chết ngạt trong dòng sông đầy độc tố xung quanh chúng. Đó là nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh nan y mà giới y học hiện đại giờ đây cũng chịu bó tay không có cách nào chữa trị: Ung thư, Tiểu đường, Suy gan, Suy thận, Huyết áp, Tim mạch, Viêm nhiễm đủ thứ...
Vậy, để khắc phục điều này, chúng ta cần làm gì?
- Nhai kỹ và thưởng thức hương vị của miếng ăn.
- Không uống trong lúc ăn,....
...
Đọc thấy hợp lí nên lưu lại để nhắc mình.
Ảnh ko liên quan, nhưng ngày nào mình cũng ăn chuối, vì nó rất tốt. Nhưng đừng để chuối chín rục mới ăn nhen các bạn!
Theo: Gia Đình Bí Ngô
0 comments: